Tổng Hợp Việc Cần Làm Đối Với Người Mất
Mục lục
Những Việc Phải Làm Trong Lúc Người Bệnh Hấp Hối
Đặt Tên Cúng Cớm (Thủy Hiệu):
Trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, họ có thể tự đặt tên cho mình;
Nếu đã hôn mê thì người nhà căn cứ vào đức tính của người bệnh lúc sinh thời để đặt tên hiệu
Thiết Hồn:
Dùng 7 thước (thước ta) lụa trắng phủ lên ngực người bệnh trước khi tắt thở (với ý nghĩa đón hơi thở người bệnh vào đó).
Khi nào người bệnh chết hẳn, đem tấm lụa này kết thành hình dạng người thân có đầu, mình, chân tay. Kết xong đặt trên người thân quá cố.
Chúc Khoáng:
Trước giờ phút lâm chung, người nhà (con cháu) phải thay nhau túc trực bên giường bệnh, cần theo dõi chặt chẽ (xem giờ) để biết chính xác lúc nào người bệnh tắt thở – lâm chung (bằng cách lấy 1 ít bông đặt ở lỗ mũi, khi thấy bông không động đậy nữa, đó chính là giây phút chết hẳn mà người xưa gọi là “Khí tuyệt” nghĩa là người bệnh đã qua đời)
Ghi chú: Lúc người già hấp hối, con cháu dù có đau buồn đến mấy cũng không được khóc thành tiếng, vì như vậy người chết sẽ không được nhẹ nhàng, thanh thản ra đi. Tối kỵ để nước mắt rớt vào thi hài.
Những Việc Phải Làm Lúc Người Bệnh Qua Đời
Khi Người Bệnh Chết Hẳn
Thân nhân gia đình phải vuốt mắt cho người chết, để cặp mắt nhắm hẳn lại và xếp chân tay, nằm ngửa ngay ngắn.
Ghi chú: từ lúc người bệnh tắt thở, phải có ngọn đèn, hương và 1 lọ hoa nhỏ trên đầu giường
Khiết Xỉ
Lấy 1 chiếc đũa đặt ngang miệng người chết để cài hàm cho răng hé ra, không nghiến chặt lại để sau làm lễ “Phạn Hàm”
Mộc Dục
Người quá cố sau khi tắt thở phải được tắm rửa bằng thứ nước thơm ngũ vị ở trong màn kín. (Nước thơm ngũ vị của Nam là 7 loại lá thơm, Nữ là 9 loại lá thơm).
Khi lau rửa thì để người bệnh nằm ngửa, dùng tay đỡ luồn vào lau nước thơm khắp người bằng khăn mới, mềm, rửa mặt mũi.
Việc làm này mang ý nghĩa là tắm gọi cho người bệnh để rũ hết bụi trần.
Nếu người bệnh là Nam thì người thân Nam tắm và ngược lại
Dùng lược chải tóc cho sóng mượt, tóc rơi nhặt lại để chung vào quan tài theo đúng vị trí lúc khâm liệm.
Thay Quần Áo
Sau khi vệ sinh sạch sẽ xong, dùng dây vải to bản buộc ngang bắp tay (ở dưới bả vai) để 2 nách kẹp chặt, buộc 1 dây ngang bụng, 1 dây ngang đùi để giữ cho thi thể thật thẳng, mới dễ dàng cho lúc nhập quan;
Thay quần áo mới (quần áo chỉnh tề như người đi chơi xa).
Người xưa thường lấy dây buộc 2 đầu ngón chân cái và tay cái lại với nhau, tay đặt trên bụng. Rồi đắp vải trắng hoặc giấy bản phủ mặt người quá cố.
Hạ Thổ (Hạ Tịch)
Rải chiếu xuống đất, đưa người chết nằm xuống chiếu 1 lát, lại đưa lên giường.
Theo quan niệm xưa, chết trở về với cõi âm, tức là lấy đủ khí âm dương cho người quá cố
Phục Hồn
Lấy áo của người quá cố treo trên nóc nhà (phía trước hướng về phía Bắc), rồi gọi tên tục người quá cố 3 lần;
Sau đó trèo xuống (theo hướng nóc nhà phía sau) đem tấm áo ấy đắp lên bụng người quá cố với ý nghĩa là hy vọng vong hồn người chết trở về sống lại.
Phạn Hàm
Có nghĩa là lấy 1 ít gạo nếp vo kỹ và 3 đồng tiền, lau chùi cho sáng loáng bỏ chúng vào trong 1 chiếc đĩa và làm lễ.
- Lễ Sơ Phạn Hàm: Tang chủ lễ xuống, đứng lên ngay ngắn, rồi ngồi bên phải thi hài người quá cố, xướng lên “sơ phạn hàm”, cất vải hoặc giấy phủ mặt, lấy đũa đặt ngang miệng ra, bỏ 3 hạt gạo nếp và 1 đồng tiền vào miệng người quá cố. Lần này bỏ mép bên trái người quá cố.
- Lễ Tái Phạn Hàm: Tang chủ xướng lên “tái phạn hàm”, lần này bỏ 3 hạt gạo nếp và 1 đồng tiền vào mép bên phải người quá cố
- Lễ Tam Phạn Hàm: Tang chủ xướng lên “tam phạn hàm” và lần cuối này bỏ 3 hạt gạo nếp và 1 đồng tiền vào chính giữa miệng người quá cố.
Cuối cùng, tang chủ bóp miệng người chết cho ngậm lại ngay ngắn và lại phủ mặt như trước
Những Việc Cần Làm Để Nhập Quan
Chuẩn Bị Quan Tài
Nếu gia đình đã chuẩn bị sẵn từ trước thì nên kiểm tra lại 1 lần nữa để chuẩn bị nhập quan.
Nếu chưa chuẩn bị thì liên hệ Dịch Vụ Tang Lễ Trọn Gói
Phần Tổ Chức Đám Tang
Liên Hệ Dịch Vụ Mai Táng Trọn Gói
Tổ Chức Mai Táng gồm các bước sau:
- Khâm Liệm
- Phục Hồn
- Nhập Quan
- Phát Tang
- Phúng Viếng
- Tế Vong
- Quay Cữu
- Tế Cơm
- Cất Đám
- Hạ Huyệt
- Rước Vong Về Nhà Thờ
Một Số Nghi Thức Sau Đám Tang
- Đi Đắp Mộ (Mở Cửa Mả)
- Cúng Tuần Đầu
- Cúng 49 Ngày
- Cúng 100 Ngày
- Kỵ Nhật
Mong rằng nội dung chia sẻ trên sẽ hữu ích đến mọi người
Tham Khảo Thêm:
Hỏa Táng Theo Phật Giáo Là Như Thế Nào?